- Chuyên đề:
- Viêm họng
Chăm sóc trẻ bị viêm VA, amidan quá phát bằng chế độ ăn dinh dưỡng, thực phẩm chức năng
Làm gì khi trẻ dùng kháng sinh trị viêm họng 2 ngày mà không đỡ?
Từ cảm cúm đến viêm cơ tim: Chỉ "một bước chân"
Bị 4 bệnh sau, uống kháng sinh càng lâu khỏi
Từ cảm cúm đến viêm cơ tim: Chỉ "một bước chân"
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trả lời:
Bạn thân mến!
Đồi với trẻ 4 tuổi bị viêm VA và amidan quá phát, nếu muốn quan sát amidan thì chỉ cần bé há miệng ra là bạn có thể nhìn thấy dễ dàng. Với VA thì khó hơn, nó nằm trong vòm họng, vì thế bạn không thể nhìn thấy được (chỉ quan sát được khi bác sỹ nội soi).
Viêm VA cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm rất dễ chuyển thành dạng VA quá phát. Đây là dạng viêm kéo dài thường biểu hiện nghẹt mũi và chảy mũi mạn tính. Nước mũi đặc, có mủ và chảy ra suốt ngày, nếu VA bị viêm bởi loại trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa) thì nước mũi có màu xanh. Vì đường thở bị che lấp nên bé bị nghẹt mũi, phải há miệng ra thở phát ra tiếng ngáy (chứng ngưng thở khi ngủ). Điều này làm trẻ khó thở hoặc có thể không ngủ được và thường xuyên thức giấc, dẫn tới những ảnh hưởng như là: Đau đầu vào buổi sáng, ngủ gật vào ban ngày, chậm phát triển, tăng huyết áp… Theo nhiều nghiên cứu, nếu không điều trị chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ sẽ khiến các neuron thần kinh bị tổn thương.
Khi trẻ bị viêm VA cần được bác sỹ chuyên khoa tai, mũi, họng khám chữa kịp thời. Các mẹ không nên tự chẩn đoán bệnh và cho trẻ sử dụng bất cứ loại kháng sinh nào. Những trường hợp như thế này bé thường được chỉ định phẫu thuật, nạo VA và cắt amidan.
Thông thường, bé ở độ tuổi này nên được nạo VA trước. Nếu nạo VA mà cải thiện thì không cần thiết phải cắt amidan.
Chúc bé mau khỏe!
Biết Tuốt H+
Bình luận của bạn